Mang thai tháng thứ 7
Wednesday, June 10, 2015
<<<<< mang thai tháng thứ 6
Thay đổi sinh lý của thai phụ
Tử cung to ra nên chiều cao của đáy tử cung có thể đạt từ 21 – 24cm; bụng trên đã nhô ra rõ rệt.
Do bụng nhô về phía trước nên phải giữ cho ngực ngã ra sau, cổ đưa về trước, vai hạ xuống, sống lưng đưa về trước mới có thể giữ cho trọng tâm của cơ thể được cân bằng. Điều này làm cho một số cơ lưng mệt mỏi quá mức và cảm giác đau lưng rõ rệt hơn.
Cơ tử cung bắt đầu nhạy cảm với những kích thích bên ngoài như dùng tay kích thích hơi mạnh vào bụng là tử cung đã hơi co thắt. Khi co thắt, áp lực trong tử không quá lớn (khoảng 2kPa) nên không gây đau, cũng không làm cho cổ tung mở ra, mà chỉ có cảm giác căng bụng, nếu sờ nhẹ lên bụng có thể cảm thấy bụng trở nên cứng. Thông thường, sau vài giây là hiện tượng này sẽ biến mất, nên không cần lo lắng.
Có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện những vệt do mang thai ở bụng, mông, đùi, bầu vú. Những đường này có dạng cong, không theo quy tắc, có màu hồng phấn hoặc đỏ tía, độ to nhỏ và phạm vi của nó cũng rất khác nhau.
Hiện trạng của bạn
- Từ bây giờ, bạn sẽ đến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để khám thai định kỳ cứ hai tuần một lần, sau đó tăng lên mỗi tuần một lần kể từ tuần thứ 36.
- Vú sẽ rỉ ra sữa non, tuy nhiên có người sau khi sinh con xong mới có sữa non.
- Có thể khó thở vì tử cung lớn ép lên cơ hoành và phổi.
- Có thể bị giãn tĩnh mạch do áp lực ở hai chân.
Cách xử trí
- Trĩ: Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Nếu chất sắt bổ sung làm bạn bị bón, đó thường là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trĩ, lúc đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Tê chân: Triệu chứng này thường xảy ra, nhất là vào ban đêm. Duỗi thẳng chân, gập mắt cá và xoa bóp bắp chân. Tránh mang giày cao gót.
- Phù bàn tay, bàn chân: Không mang giày chật, nhất là vào buổi chiều và buổi tối. Vì đây là hai thời điểm thường bị phù nhiều nhất. Bạn nên tháo giày ra khi thấy nó bắt đầu chật.
- Giãn tĩnh mạch: Khi nằm nghỉ hoặc bất cứ khi nào thấy thuận tiện, hãy gác cao chân để cho nhẹ chân. Dùng vớ bó chân cũng có tác dụng tốt.
Người chồng cần biết
Trong tháng này, người chồng nên massage cho vợ nhằm giải tỏa những khó chịu trong người, tăng cường lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng. Chồng massage cho vợ còn có thể làm cho vợ giải toả áp lực tâm lý, giúp vợ luôn thoải mái, vui vẻ.
Bước chuẩn bị: người chồng rửa tay sạch, cả hai cùng hít thở sâu và thả lỏng, có thể nghe nhạc để thả lỏng, có thể sử dụng dầu massage.
Massage thắt lưng: cả hai cùng trên giường, ở tư thế ôm nhau, người chồng nắm tay lại, đấm vào các cơ ở xung quanh đốt thắt lưng.
Massage lưng: cả hai cùng ngồi trên giường ở tư thế ôm nhau, ở vị trí cách xương chậu khoảng 12 – 15 cm, hai tay người chồng bắt đầu bắt đầu men theo các cơ ở hai bên cuộc sống, từ từ ấn lên trên cho đến bả vai.
Massage đùi: thai phụ nằm ngửa trên giường, thả lỏng hai đùi, hai tay của người chồng úp lên đầu gối, đẩy ấn từ dưới lên trên. Động tác này giúp cho chân của thai phụ bớt phù.
Massage bàn chân: massage mặt trong của chân , chỗ lõm giữa bàn chân có thể thúc đẩy máu tuần hoàn, giảm bớt hiện tượng phù chân và giãn tĩnh mạch.
Chú ý: Thời gian massage nên tuỳ thuộc vào yêu cầu của thai phụ. Thông thường, mỗi bộ phận massage khoảng 10 phút là được. Trong quá trình massage, nếu thai phụ có dấu hiệu khó chịu thì nên ngưng ngay.
Cấm kị tháng này
Không nên ưỡn bụng khi đi, như thế sẽ làm cho bụng đau hơn. Khi đi, cần cố gắng giữ thẳng lưng.
Không nên ngủ ở tư thế nằm ngửa, thông thường ngử ở tư thế nằm nghiêng sang bên trái là tốt nhất.
Khi ngồi, không nên bắt tréo chân, không nên đè ép mặt trong của đùi, không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, vì như thế sẽ làm giãn tĩnh mạch nghiêm trọng.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment